Từ một con số 0, nhiều người từ vô danh mà trở thành người có tiếng. Từ một tổ chức vốn còn non trẻ mà được công chúng biết đến, và từ một quốc gia được đẩy lên tầm quốc tế.
Trong bài viết này, xin được nhận định góc hẹp của việc xây dựng hình ảnh đó là khía cạnh cá nhân và khía cạnh tổ chức.
Chắc hẳn chúng ta thường hay nghe đến : "Con nhà cô này học giỏi lắm, con bác kia ngoan hiền lắm". Hay anh T ưu tú lắm, anh ấy thông minh và giỏi giang. Tất cả cũng là một việc xây dựng hình ảnh cá nhân. Vấn đề xây dựng hình ảnh cá nhân còn có cách gọi khác là tạo nhân hiệu. Trong thời buổi kinh tế thị trường, với tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì nếu không xây dựng hình ảnh cá nhân thì người ta sẽ chẳng biết bạn là ai, bạn có khả năng gì hay bạn làm được gì cho họ. Khi mà nguồn nhân lực hiện nay không đủ chất lượng để đáp ứng cầu nhân sự. Con số thống kê cho thấy có gần 1 triệu người đang thất nghiệp trong đó có 72000 cử nhận chưa tìm được việc làm tại thị trường Việt Nam. Còn nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng hiện nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể, như theo kênh INFO TV thì số việc làm chỉ đáp ứng khoảng 10% lượng cung lao động. Các nhà đầu tư có đẩy mạnh đầu tư và tuyển dụng thêm nhân sự cho những dự án mới, nhưng con số thất nghiệp vẫn giao động ở con số 1 triệu. Những con số trên giúp kéo gần thực tế hơn, không thể ảo tưởng rằng công việc luôn chờ sẵn chúng ta hay cứ tốt nghiệp thì sẽ có việc làm. Hoặc ngay cả khi đang có việc làm thì khả năng mất việc và bị sa thảo cũng không thể tránh khỏi. Như vậy thì hẳn sẽ không còn cái gọi là cạnh tranh và cạnh tranh hoàn hảo.
Vậy xây dựng hình ảnh để làm gì và cách xây dựng hình ảnh như thế nào cho hiệu quả.