Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

TIỀN

Bài viết bày có lẽ làm tôi suy nghĩ khá nhiều. Vẫn là câu chuyện phân bổ nguồn lực. Mà cụ thể hơn là vấn đề TIỀN. Có thể thấy rằng mỗi người chúng ta đều có cách tiêu tiền và giữ tiền khác nhau. Giả sử như neo của chúng ta là mốc 2,5 triệu 1 tháng. Nghĩa là cứ 2,5 triệu là chúng ta sống được trong một tháng. Nhưng hễ một khoản tiền lớn hơn thế đến với họ thì đơn giản là họ sẽ đẩy ngay nó về gần với mức 2,5 triệu. Có thể làm vài ván đen đỏ cho vui hay tối làm vài chai bia hay đi mua sắm đi, đời có mấy khi nhiều tiền. Ở đây thấy ngay rằng họ đang có một vấn đề, đó là nhiều tiền sẽ không biết tiêu như thế nào. Tôi thường nghe câu, giá như có nhiều tiền để tiêu thoải mái không phải nghĩ là sướng. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, đó chỉ là vì họ đang thiếu tiền nên mong muốn có nhiều tiền để tiêu thôi, vì với họ tiền là quan trọng.
Vậy làm thế nào để tiêu tiền mà không cho là keo kiệt bủn xỉn. Cái này là do thói quen tiêu tiền và nhận thức của mỗi người về đồng tiền. Khi nhận thấy một người ngay khi nhận được đồng lương vượt quá so với bình thường thì "xõa đê". Cái này thích, nhưng chỉ là cảm giác nhất thời và phút chốc trở về bình thường như bao tháng lương khác. Vậy tại sao anh ta lại làm thế. Đó là vì anh ấy tự cài cho mình một mốc đó là sự giao động của dòng tiền trong não họ. Mốc này là khoản tiền nhận thường xuyên hàng tháng của họ. Có thể tháng đó tiêu nhiều hơn một chút và phải đi vay, 

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

DU HỌC - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Dạo này mình thấy rất nhiều anh em bạn bè đang phiêu diêu, bay nhảy bên nước ngoài. Đặc điểm chung nhiều nhất trong số họ là việc đã kết thúc chương trình học đại học tại Việt Nam. Có thể là đại học Kinh Tế Quốc Dân hay đại học FPT hay một số đại học khác. 
Có thể thấy như thế này, cơ hội được ra nước ngoài tiếp tục học tập và nghiên cứu là một lợi thế rất lớn đối với người được đi du học. Bởi trong lịch sử và hiện tại đã chứng minh, có rất nhiều doanh nhân, hào kiệt đã bôn ba nước ngoài và tạo nên không ít thành tích chói lọi trong sự nghiệp của cuộc đời họ. Đơn cử như một số nhân vật kiệt xuất trong nền kinh tế hiện đại của Việt Nam như:
- Ông Phạm Nhật Vượng, người được xem là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, được tạp chí Forbes công nhận là tỷ phú vào năm 2013. Hiện tại ông đang là cổ đông lớn nhất của tập đoàn  VinGroup, với nhưng công trình gây lên chấn động tại các tụ điểm dân cư bởi sự quy mô và hoành tráng của nó, đơn cử như Time City, Royal City, VinHome. VinPearl Land... Vincom Vila. Ông đã từng học tập tại Moskva (Nga) và sau khi tốt nghiệp ông đã chuyển tới Ucraina lập nghiệp.
- Ông Trương Gia Bình, hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của FPT, trưởng khoa Quản trị Kinh doanh đại học Quốc gia Hà Nội,  chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT. Ông đã từng học tại Moskva.
Hai doanh nhân tiêu biểu này được giới báo trí và truyền thông thường xuyên nhắc đến, nên chuyện đời tư và tiểu sử của họ khá dẽ tìm. Vậy việc ra nước ngoài học tập đương nhiên khi về nước là việc họ sẽ có một lợi thế cạnh tranh nào đó về ngôn ngữ, góc nhìn khoa học, phương thức mới trong sản xuất và kinh doanh mà những doanh nhân hay những người không du học không biết. Hay điển hình trong lịch sử Việt Nam có vị minh quân ngàn năm có một, một người mà cả thế giới biết đến là một vị lãnh đạo ưu tú của Việt Nam, đó là Hồ Chí Minh. Nhiều năm buôn ba và học hỏi ở nước ngoài, Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta không ra nước ngoài học tập? Và liệu rằng chỉ học tập và làm việc trong nước có thành công được không?


Đương nhiên, chuyện ra nước ngoài là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng cái gì cũng có giá của nó, ra nước ngoài có rất nhiều rào cản đối với những người không có đủ nguồn lực. Chẳng hạn như điều kiện tài chính, khả năng giao tiếp tiếng Anh. 2 thứ này là rào cản lớn nhất đối với người có mong muốn được ra nước ngoài. Vậy nên phải kiềm chế lại, tích lũy đủ 2 thứ trên rồi tính tiếp. Nhưng chỉ học tập trong nước, có thể đến được với thành công nhưng những người du học. Đương nhiên là không phải là không có. Có điều sẽ mất nhiều thời gian hơn, phải ưu tú hơn, nhanh nhạy hơn và sáng tạo hơn hoặc thậm chí "thủ đoạn" hơn. Những con người thành công trên đất Việt không hề ít. Có thể kể đến trong nền kinh tế hiện nay như:
- Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông là người Việt nổi tiếng như một ông bầu trong làng bóng đá và được Wall Street Journarl đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Với 4 lần thi đại học không đậu, ông tâm sự “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ”.
- Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch hội đồng quản trị Hoa Sen. Ông nổi tiếng là doanh nhân thành đạt không có bằng đại học. nhắc đến tập đoàn Hoa Sen không thể không nói đến sự kiện Nick Vujicic – một diễn giả nổi tiếng không chân tay đã đến Việt Nam năm 2013, sự kiện này đã đưa tập đoàn Hoa Sen đến gần với công chúng hơn bởi Hoa Sen là nhà tài trợ chính cho chương trình này.
- Ông Trần Đình Long, chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoà Phát. Ông tốt nghiệp cử nhân đại học Kinh Tế Quốc Dân, là người đứng thứ 3 trong top 10 tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2013. Nhắc đến Hoà Phát chắc hẳn ai cũng biết đến cái thương hiệu này. Đây là doanh nghiệp lớn và có lợi nhuận khủng nhất ngành thép, bên cạnh đó doanh nghiệp còn tham gia nhiều ngành khác như bất động sản, thương mại, nội thất…
Trên đây là những gương mặt điển hình trong làng kinh tế Việt Nam, Chúng ta có cái nhìn 2 mặt về việc du học và không du học. Và không hẳn ai đi du học cũng sẽ trở thành Phạm Nhật Vượng hay Trương Gia Bình và không phải ai cũng trở thành Trần Đình Long, Lê Phước Vũ. Nhưng nhìn vào tiểu sử và cách nghĩ của họ thì đều có những điểm tương đồng. Và thực tại, với việc cày cuốc bên kia đất nước để học tập, các bạn sẽ làm gì cho gia đình và đất nước. Câu trả lời phải đợi 10 năm nữa, nhưng tôi luôn tin rằng một khi có cái nhìn rộng hơn về thế giới quan, đương nhiên phương pháp tư duy và cách làm việc sẽ có những vượt trội hơn. Cho dù du học hay không, thì những người có tầm nhìn đều phải cân đối nguồn lực để xây dựng và dẫn dắt nền kinh tế này ./.







ĐỊNH VỊ NGUỒN LỰC

Viết về nguồn lực cá nhân, tôi e rằng có khá nhiều định nghĩa cũng như quan điểm để hiểu từ này. Nhưng xét trên phương diện kinh tế, tôi xin phân tích vài điều về nguồn lực và cách tổ chức nguồn lực hiện có để đạt tới một mục tiêu cụ thể nào đó.
Chắc hẳn khi bạn đang đọc những dòng này thì trước mặt bạn là một chiếc máy tính hoặc một chiếc smartphone. Đó là một phần nguồn lực của bạn. Nó nằm trong phần hữu hình, và hẳn là khi bạn có những phương tiện đó, bạn đã vượt xa so với rất nhiều người không có những phương tiện này để tiếp xúc với thế giới thông tin khổng lồ hiện nay.

Vâng! Nguồn lực hiện tại của bạn có những gì? Và bạn muốn đi tới đâu?
1. Sức khỏe. Đây là nhân tố quan trọng đầu tiên tôi muốn lưu tâm tới. Theo thầy Lê Thẩm Dương, sức khỏe gồm có phần Thể lực và phần Trí lực. Bạn có cơ bắp, thân sáu múi, thân hình cân đối, đẹp như chiến binh La Mã, lao động vất vả mấy cũng chịu được nhưng hiểu biết bạn không nhiều, cọ sát xã hội còn hạn chế và rất ít khi nâng tầm tri thức mình lên. Đặc trưng mẫu người như Lữ Bố trong Tam Quốc, bạn sẽ rất hút gái kiểu như Điêu Thuyền, nhưng do thiếu kiến thức xã hội, không hiểu thời thế, ra quyết định không suy nghĩ kỹ nên nhiều khả năng thám bại hay không có thành quả gì đáng kể. Bạn có trí tuệ thâm sâu, hiểu biết xã hội, thường xuyên nâng cao tầm nhận thức của mình nhưng thể lực không được xung mãn, không chịu được áp lực, vất vả thì cũng không được gọi là có Sức khỏe. Nhiều tú tài ngày xưa học hành uyên bác, trí tuệ thâm sâu, nhưng không tạo nên kỳ tích gì lớn, lưu danh thiên cổ cũng là vì thiếu đi thể lực. Vậy trước hết cần định giá xem mình có Sức khỏe chưa? Nếu thang điểm là thể lực 5 điểm, trí lực 5 điểm thì bạn tự định giá xem mình được mấy điểm Sức khỏe? Tác giả xin nhận cho mình có 5.5 điểm sức khỏe, có lẽ thế mà hàng ngày vẫn cày cuốc cho cái biến này để nâng mức điểm ấy lên. Sau này còn có thời gian mà hưởng thụ chứ, không khỏe thì vợ đẹp hay nhiều tiền cũng như không á.

2. Năng lực bản thân. Nhắc đến cái từ này là không ưa nhá. Vì bản thân mình năng lực cũng không bao giờ làm mình hài lòng cả. Chắc phải tầm ngoài 30 chắc thỏa mãn. Bởi lúc ấy có lẽ những mơ ước tuổi trẻ sẽ đi được một quãng đường rất dài rồi. Năng lực bản thân bao gồm phần kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Phần cứng là cái chuyên môn, cái này là những kỹ năng căn bản cho một ngành nghề nào đó mà bạn phải bỏ tiền và thời gian ra để học nó. Chẳng phải chúng ta phải bỏ ra 4 năm trời mài đũng quần trên ghế nhà trường để cày cái chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư hay những chuyên ngành khác để hiểu và ứng dụng nó vào cuộc sống và nền kinh tế hiện nay hay sao, chẳng những thế, khi tốt nghiệp chúng ta còn phải bỏ thêm tiền và thời gian để đi theo và học hỏi người đang làm trong cái ngành đó để nâng cao trình độ chuyên môn sao. Chuyên ngành Bảo vệ hay Quét đường cũng không ngoại lệ nhá, mặc dù những ngành này không phải mài đũng quần. Phần mềm là cách mà ta quạn hệ, ngoại giao với thế giới bên ngoài, ngoại giao với đối tác, đàm phán với người yêu, quan hệ với gia đình v.v tất cả nằm trong sự khéo léo và bản chất hiện có của chúng ta. Phần mềm là tổng hợp của Ngoại hình, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, khẩu khí, động cơ… Những cái này phải được rèn luyện và cũng rất dễ học, quan trọng là dùng thường xuyên đến mức trở thành phản xạ tự nhiên thì lên cấp thánh. Phần này thì có câu nói rất hay mà chúng ta luôn phải nhớ và làm thường xuyên, đó là “KIỀM CHẾ LÀ SỨC MẠNH”. Nhiều khi tức và bị hạ thấp danh dự lắm, nhưng suy xét kỹ thì trong một số trường hợp nếu bật lại là sẽ gây bất lợi cho bản thân và con đường tiến thân sau này. Nên phải… Kiềm chế. Tương tự như trên tự chấm điểm thấy được có 5 Á. Lại phải cày cuốc cho biến này :(
3. Vật chất hiện có. Phần này bao gồm tài chính và những thứ ngoài tài chính. Mỗi chúng ta sinh ra trong những hoàn cảnh khác nhau, nên vấn đề tài chính rất khác nhau. Riêng những đồng chí có gia đình hậu thuẫn và luôn thoải mái trong chuyện chi tiêu thì Xin chúc mừng, bởi nhiều người không được như thế. Phần này sẽ phân định những mốc xuất phát của chúng ta chênh lệch nhau. Có đồng chí bạn, mốc xuất phát của ông phải hơn mình 5 năm ý. Nhưng vì tình bạn nên vẫn chơi được với nhau, mặc dù xuất phát điểm hơi có chênh lệch. Như cái ví dụ phần đầu về cái smartphone, nhiều người có nó nhưng không biết dù nó làm đòn bẩy nên thấy hơi lãng phí, nhưng cơ bản biến này không phải do ta tự tạo ra. Mà do ngoại lực, đó là Gia đình. Có thể tự đặt điểm cho cái biến này với thang điểm 10. E rằng nhiều người khó cho điểm á. Nhưng nếu thấy cuộc sống mình khá thoải mái và không bao giờ thấy thiếu tiền thì full điểm đi. Chúc mừng nhé! Còn mình thì vẫn đang dùng cái stupidphone nên nhiều lúc đi xa muốn check in đường hay chụp vài cái ảnh đẹp mà cũng không có :D
Vậy là với 3 biến này thì full điểm sẽ là 30. Mình thì chưa đạt được 50% số điểm full nên cũng ngại. Thôi đành cày cuốc, nâng điểm nên để Lượng đủ rồi Chất sẽ đổi. Chừng nào quá 2/3 số điểm thì lúc đó chất đổi rồi đấy.