Dạo này mình thấy rất nhiều anh em bạn bè
đang phiêu diêu, bay nhảy bên nước ngoài. Đặc điểm chung nhiều nhất trong số họ
là việc đã kết thúc chương trình học đại học tại Việt Nam . Có thể là
đại học Kinh Tế Quốc Dân hay đại học FPT hay một số đại học khác.
Có thể thấy như thế này, cơ hội được ra
nước ngoài tiếp tục học tập và nghiên cứu là một lợi thế rất lớn đối với người
được đi du học. Bởi trong lịch sử và hiện tại đã chứng minh, có rất nhiều doanh
nhân, hào kiệt đã bôn ba nước ngoài và tạo nên không ít thành tích chói lọi
trong sự nghiệp của cuộc đời họ. Đơn cử như một số nhân vật kiệt xuất trong nền
kinh tế hiện đại của Việt Nam
như:
- Ông Phạm Nhật Vượng, người được xem là
tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam ,
được tạp chí Forbes công nhận là tỷ phú vào năm 2013. Hiện tại ông đang là cổ
đông lớn nhất của tập đoàn VinGroup, với nhưng công trình gây lên chấn
động tại các tụ điểm dân cư bởi sự quy mô và hoành tráng của nó, đơn cử như
Time City, Royal City, VinHome. VinPearl
Land ... Vincom Vila. Ông
đã từng học tập tại Moskva (Nga) và sau khi tốt nghiệp ông đã chuyển tới
Ucraina lập nghiệp.
- Ông Trương Gia Bình, hiện là chủ tịch
hội đồng quản trị của FPT, trưởng khoa Quản trị Kinh doanh đại học Quốc gia Hà
Nội, chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT. Ông đã từng học tại Moskva.
Hai doanh nhân tiêu biểu này được giới báo
trí và truyền thông thường xuyên nhắc đến, nên chuyện đời tư và tiểu sử của họ
khá dẽ tìm. Vậy việc ra nước ngoài học tập đương nhiên khi về nước là việc họ
sẽ có một lợi thế cạnh tranh nào đó về ngôn ngữ, góc nhìn khoa học, phương thức
mới trong sản xuất và kinh doanh mà những doanh nhân hay những người không du
học không biết. Hay điển hình trong lịch sử Việt Nam
có vị minh quân ngàn năm có một, một người mà cả thế giới biết đến là một vị
lãnh đạo ưu tú của Việt Nam ,
đó là Hồ Chí Minh. Nhiều năm buôn ba và học hỏi ở nước ngoài, Bác đã tìm ra con
đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam .
Vậy tại sao chúng ta không ra nước ngoài học tập? Và liệu rằng chỉ học tập và
làm việc trong nước có thành công được không?
Đương nhiên, chuyện ra nước ngoài là mơ
ước của rất nhiều người. Nhưng cái gì cũng có giá của nó, ra nước ngoài có rất
nhiều rào cản đối với những người không có đủ nguồn lực. Chẳng hạn như điều
kiện tài chính, khả năng giao tiếp tiếng Anh. 2 thứ này là rào cản lớn nhất đối
với người có mong muốn được ra nước ngoài. Vậy nên phải kiềm chế lại, tích lũy
đủ 2 thứ trên rồi tính tiếp. Nhưng chỉ học tập trong nước, có thể đến được với
thành công nhưng những người du học. Đương nhiên là không phải là không có. Có
điều sẽ mất nhiều thời gian hơn, phải ưu tú hơn, nhanh nhạy hơn và sáng tạo hơn
hoặc thậm chí "thủ đoạn" hơn. Những con người thành công trên đất
Việt không hề ít. Có thể kể đến trong nền kinh tế hiện nay như:
- Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch hội đồng
quản trị của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông là người Việt nổi tiếng như một ông
bầu trong làng bóng đá và được Wall Street Journarl đánh giá là một trong 30
doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Với 4 lần thi đại học không đậu, ông tâm
sự “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi
con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ”.
- Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch hội đồng quản
trị Hoa Sen. Ông nổi tiếng là doanh nhân thành đạt không có bằng đại học. nhắc
đến tập đoàn Hoa Sen không thể không nói đến sự kiện Nick Vujicic – một diễn
giả nổi tiếng không chân tay đã đến Việt Nam năm 2013, sự kiện này đã đưa tập
đoàn Hoa Sen đến gần với công chúng hơn bởi Hoa Sen là nhà tài trợ chính cho
chương trình này.
- Ông Trần Đình Long, chủ tịch HĐQT tập
đoàn Hoà Phát. Ông tốt nghiệp cử nhân đại học Kinh Tế Quốc Dân, là người đứng
thứ 3 trong top 10 tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2013. Nhắc đến Hoà
Phát chắc hẳn ai cũng biết đến cái thương hiệu này. Đây là doanh nghiệp lớn và
có lợi nhuận khủng nhất ngành thép, bên cạnh đó doanh nghiệp còn tham gia nhiều
ngành khác như bất động sản, thương mại, nội thất…
Trên đây là những gương mặt điển hình
trong làng kinh tế Việt Nam ,
Chúng ta có cái nhìn 2 mặt về việc du học và không du học. Và không hẳn ai đi
du học cũng sẽ trở thành Phạm Nhật Vượng hay Trương Gia Bình và không phải ai cũng
trở thành Trần Đình Long, Lê Phước Vũ. Nhưng nhìn vào tiểu sử và cách nghĩ của
họ thì đều có những điểm tương đồng. Và thực tại, với việc cày cuốc bên kia đất
nước để học tập, các bạn sẽ làm gì cho gia đình và đất nước. Câu trả lời phải
đợi 10 năm nữa, nhưng tôi luôn tin rằng một khi có cái nhìn rộng hơn về thế
giới quan, đương nhiên phương pháp tư duy và cách làm việc sẽ có những vượt
trội hơn. Cho dù du học hay không, thì những người có tầm nhìn đều phải cân đối
nguồn lực để xây dựng và dẫn dắt nền kinh tế này ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét